BÀI TUYÊN TRUYỀN CẤM SỬ DỤNG CHẤT ĐỘC, CHẤT NỔ, XUNG ĐIỆN, DÒNG ĐIỆN, NGƯ CỤ KHAI THÁC CÓ TÍNH CHẤT HỦY DIỆT, TẬN DIỆT KHAI THÁC NGUONF LỢI THỦY SẢN

Đăng lúc: 09/08/2022 (GMT+7)
100%

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên như kênh mương nội đồng, kênh tưới, tiêu thủy lợi, ao, hồ, sông , …có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, có giá trị kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi thủy sản đang ngày một cạn kiệt, một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về số lượng thủy sản đó là việc sử dụng ngư cụ có tính "tận diệt" để khai thác thủy sản tại các sông, hồ, đồng ruộng. Việc làm này không chỉ tận diệt nguồn lợi thủy sản, làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước, huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, sản lượng của cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn phát triển. Không những thế việc sử dụng kích điện có thể gây hậu quả chết người,…

Hiện nay tình trạng khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn thường diễn ra khá phổ biến trên các kênh mương nội đồng, kênh Bắc, kênh B9. Hình thức chủ yếu là dùng xung điện, lưới bát quái để đánh bắt.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngày 02/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản, có nội dung “nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”. Tiếp đó, Luật Thủy sản năm 2017 có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản, cụ thể tại khoản 7, Điều 7, Luật Thủy sản năm 2017 quy địnhcấm các hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản”…

Như vậy, việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm (lưới bát quái) để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật, đã bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử lý theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể:

1. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản (trích Điều 28, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m.

- Hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm còn phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

2. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản (trích Điều 27, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản

Một số ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản vùng nội địa được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT là lưới bát quái, lừ, dớn...

Vì sự phát triển bền vững, để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh bền vững. Yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm việc không thực hiện các hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản

(Nguyễn Hương)

BÀI TUYÊN TRUYỀN CẤM SỬ DỤNG CHẤT ĐỘC, CHẤT NỔ, XUNG ĐIỆN, DÒNG ĐIỆN, NGƯ CỤ KHAI THÁC CÓ TÍNH CHẤT HỦY DIỆT, TẬN DIỆT KHAI THÁC NGUONF LỢI THỦY SẢN

Đăng lúc: 09/08/2022 (GMT+7)
100%

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên như kênh mương nội đồng, kênh tưới, tiêu thủy lợi, ao, hồ, sông , …có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, có giá trị kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi thủy sản đang ngày một cạn kiệt, một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về số lượng thủy sản đó là việc sử dụng ngư cụ có tính "tận diệt" để khai thác thủy sản tại các sông, hồ, đồng ruộng. Việc làm này không chỉ tận diệt nguồn lợi thủy sản, làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước, huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, sản lượng của cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn phát triển. Không những thế việc sử dụng kích điện có thể gây hậu quả chết người,…

Hiện nay tình trạng khai thác thủy sản trái phép trên địa bàn thường diễn ra khá phổ biến trên các kênh mương nội đồng, kênh Bắc, kênh B9. Hình thức chủ yếu là dùng xung điện, lưới bát quái để đánh bắt.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngày 02/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản, có nội dung “nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”. Tiếp đó, Luật Thủy sản năm 2017 có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản, cụ thể tại khoản 7, Điều 7, Luật Thủy sản năm 2017 quy địnhcấm các hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản”…

Như vậy, việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm (lưới bát quái) để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật, đã bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử lý theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, cụ thể:

1. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản (trích Điều 28, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m.

- Hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm còn phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng.

2. Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản (trích Điều 27, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP)

- Hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài phạt tiền, tùy hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm phải áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản

Một số ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản vùng nội địa được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT là lưới bát quái, lừ, dớn...

Vì sự phát triển bền vững, để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh bền vững. Yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm việc không thực hiện các hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản

(Nguyễn Hương)